Nổi dậy chống lại Kim Dương, giúp vua Tân La Văn Thánh Vương Trương_Bảo_Cao

Trương Bảo Cao, Thôi Võ Xương, Trịnh Niên, Yeom Jang, tiểu thơ Jung Hwa, Moo Jin vào triều diện kiến vua Tân La Thần Vũ Vương và Trương Bảo Cao được vua phong chức Tể tướng Tân La, lo trị an bá tánh Tân La, đồng thời kiêm chức tướng của Cấm Vệ Quân và có quyền thu thuế 2000 hộ dân (gọi là Sikup: thực ấp). Việc này khiến bá quan và Kim Dương đều kinh hãi.

Kim Dương thấy vua Tân La Thần Vũ Vương phong cho Trương Bảo Cao làm Tể tướng như vậy thì rất tức giận. Sau đó Kim Dương lại nghe tin vua Tân La Thần Vũ Vương còn muốn lấy con gái Di Anh của Trương Bảo Cao cho con trai vua là Thái tử Kim Khánh Ưng thì càng giận dữ hơn nữa. Kim Dương bàn với Yeom Jang rằng hiện nay giết Trương Bảo Cao không dễ nhưng hại vua dễ hơn nhiều. Kim Dương sau đó phái người đến Dương Châu nhà Đường lấy chất độc mà người nào bị trúng độc chết đến năm ngày sau mới có dấu vết, mang về Tân La. Lúc này Trương Bảo Cao cùng Thôi Võ Xương, Trịnh Niên đã rời kinh đô Kim Thành về Thanh Hải.

Tháng 7 âm lịch năm 839 Kim Dương sai Đội trưởng bảo vệ hoàng thất Yeom Jang giết một số hộ vệ của vua. Yeom Jang lẻn vào hoàng cung ép quan ngự y của vua tẩm thuốc độc vào đồ ăn của vua khiến vua Thần Vũ Vương ăn xong thì băng hà. Tin tức rò rỉ ra ngoài, đến tai của Triệu Tương Kiến. Triệu Tương Kiến tức tốc từ kinh đô Kim Thành đến Thanh Hải báo tin vua băng hà cho Trương Bảo Cao biết. Trương Bảo Cao hoảng hốt, rồi cùng Trịnh Niên, Thôi Võ Xương, Triệu Tương Kiến nhanh chóng từ Thanh Hải đến kinh đô Kim Thành. Ban đầu họ bị hộ vệ của Yeom Jang ngăn lại. Sau đó họ được đích thân Yeom Jang dẫn vào hoàng cung để xem tình trạng thi thể của vua. Khi thấy thi thể của vua, Trương Bảo Cao cùng bá quan đều than khóc.

Sau đó Kim Dương cho Yeom Jang giết hết những ai nghe thấy hoặc biết chuyện này, huỷ bỏ hết các chứng cứ. Kế đó, Kim Dương phát tang cho thiên hạ biết rằng vua Tân La Thần Vũ Vương chết vì bệnh tật sau 3 tháng ở ngôi. Các ngự y khám nghiệm tử thi của vua và kết luận rằng vua bị tim đập nhanh mà băng hà (thực tế họ không rõ vua băng hà vì lý do gì). Tiểu thơ Jung Hwa tiết lộ rằng cách đây mấy ngày cô vào cung thấy vua còn khoẻ mạnh, Tể tướng Trương Bảo Cao liền nghi ngờ có người hạ độc vua nên dời ngày cử hành tang lễ cho vua, triệu tập các đại thần đến bàn luận, đồng thời cho quân đội bao vây cả hoàng cung cấm chỉ kẻ khác xâm nhập hoàng cung. Kim Dương, Yeom Jang, Kim Ứng Thuận cũng phải nghe lệnh của Trương Bảo Cao mà đến dự họp. Tại cuộc họp, Trương Bảo Cao quyết định điều tra việc vua băng hà. Tuy nhiên sau khi các ngự y dùng đủ phương thức thử độc trên thi thể của vua thì họ không hề thấy có dấu vết vua bị trúng độc. Bá quan từ đây bắt đầu không hài lòng về Trương Bảo Cao vì nghi hoặc này nọ khiến lòng dân hoang mang.

Kim Xương Kiếm chợt phát hiện Kim Dương, Yeom Jang nói chuyện với quan ngự y khám nghiệm thi thể của vua. Sau đó Kim Xương Kiếm nghi ngờ Kim Dương và đi điều tra quan ngự y kia, lấy được thuốc độc từ toa thuốc ngự đó thường dâng lên vua. Đêm đó, Kim Xương Kiếm đem thuốc đi vạch trần quan ngự y và mới biết rằng thêm 2 ngày nữa vết tích trúng độc mới xuất hiện trên thi thể vua. Kim Xương Kiếm rút kiếm kề cổ ép quan ngự y khai ra kẻ chủ mưu. Vì sợ chết nên quan ngự y đã khai ra kẻ chủ mưu là Kim Dương và Đội trưởng bảo vệ hoàng thất Yeom Jang. Ngay lập tức Yeom Jang phái Bạch Hà và thuộc hạ của hắn xông vào giết chết Kim Sơn Kiếm và cả quan ngự y đó để bịt đầu mối. Sau đó Yeom Jang phái người đi báo cho tiểu thơ Jung Hwa và Trịnh Niên biết việc Kim Xương Kiếm đã chết. Trịnh Niên đi báo lại Trương Bảo Cao, Thôi Võ Xương, Triệu Tương Kiến biết. Tất cả cùng đến nơi Kim Xương Kiếm và quan ngự y chết mà thương cảm. Yeom Jang thấy Jung Hwa khóc thương anh của cô ấy thì cũng đau lòng (bởi hắn ngày xưa giết cha cô, nay giết anh của cô).

Cảm thấy nên tránh né sự đả kích từ các quý tộc Tân La, Trương Bảo Cao từ chức Tể tướng, từ biệt tiểu thơ Jung Hwa, sau đó nhờ Yeom Jang bảo vệ Jung Hwa. Cuối cùng Trương Bảo Cao và Trịnh Niên, Thôi Võ Xương rời kinh đô Kim Thành trở về Thanh Hải trấn. Lúc này Tống Đạt, Thiên Thái đã trở thành thương gia có tiếng ở Tân La và mang theo lễ vật trở về kinh đô Kim Thành dâng lên cho Kim Dương. Kim Dương vui mừng và hứa rằng ông sẽ làm chỗ dựa để Tống Đạt sau này tổ chức một thị trường vượt mặt cả Thanh Hải trấn của Trương Bảo Cao.

Chưa được 5 ngày sau khi vua Tân La Thần Vũ Vương mất, Kim Dương tổ chức tang lễ cho vua Tân La Thần Vũ Vương và lập con của vua Tân La Thần Vũ Vương là Kim Khánh Ưng lên ngôi vua Tân La, tức vua Tân La Văn Thánh Vương. Sau đó thi thể vua Tân La Thần Vũ Vương được chôn cất tại núi Jehyeong ở kinh đô Kim Thành (Khánh Châu - Gyeongju). Tiểu thơ Jung Hwa trong cung chăm sóc cho vua Tân La Văn Thánh Vương.

Năm 840 Trương Bảo Cao ở Thanh Hải trấn triệu tập những quý tộc cũ của Tân La đang tứ tán khắp nơi rồi khuyên họ trở về kinh đô Kim Thành (Khánh Châu - Gyeongju) xoa dịu phẫn nộ hoàng cung và phẫn nộ của bá tánh ở đó. Các quý tộc này lúc đầu không chịu nhưng khi nghe Trương Bảo Cao khẩn thiết cầu xin, họ phải lên đường từ Thanh Hải đến Kim Thành.

Vua Tân La Văn Thánh Vương ở Kim Thành luôn bị các quý tộc áp bức nên luôn muốn đến Thanh Hải với Trương Bảo Cao. Một lần vua hỏi tiểu thơ Jung Hwa rằng từ Kim Thành đến Thanh Hải mất bao lâu. Tiểu thơ Jung Hwa đáp rằng từ Kim Thành ra bến tàu đi chừng 3, 4 ngày trên biển vào đến Thanh Hải, tiểu thơ Jung Hwa còn nói rằng vua Tân La thì muốn đi đâu cũng được nhưng trước hết phải ổn định chính trị ở Kim Thành trước. Vua Tân La Văn Thánh Vương phải nghe theo.

Thời gian sau Kim Dương họp với hoàng thất Tân La muốn đưa con gái y gả cho vua Tân La Văn Thánh Vương. Hoàng thất Tân La đều đồng ý cho Kim Dương nắm đại quyền ở Kim Thành áp chế lại Trương Bảo Cao ở Thanh Hải. Tiểu thơ Jung Hwa được Triệu Tương Kiến báo tin thì gửi thư đến Thanh Hải cho Trương Bảo Cao biết. Trương Bảo Cao phái một số thuộc hạ từ Thanh Hải đến kinh đô Kim Thành trợ giúp vua Tân La Văn Thánh Vương. Vua Tân La Văn Thánh Vương phong quan cho họ. Kim Dương biết tin thì nổi giận. Tại buổi thiết triều, Kim Dương lên tiếng đe doạ tiểu thơ Jung Hwa và ép vua thu hồi mệnh lệnh phong quan của đám người mà Trương Bảo Cao phái đến. Sau đó Kim Dương ép vua Tân La Văn Thánh Vương phải lập con gái của hắn lên làm hoàng hậu Tân La. Kim Dương nghiễm nhiên thành quốc cữu của vua Tân La.

Năm 841 Hoằng Bật (Hong Pil) nổi loạn chống triều đình Tân La (đời vua Tân La Văn Thánh Vương). Quốc cữu Kim Dương ở kinh đô Kim Thành thay vua Tân La Văn Thánh Vương phái quân đi trấn áp và nhanh chóng dẹp yên.

Năm 844 ở nhà Đường, vua Đường Vũ Tông trở nên cuồng tín và căm ghét đạo Phật và cuộc đàn áp tôn giáo chuyển sang giai đoạn ác liệt nhất. Theo báo cáo của Từ bộ thì ở nhà Đường còn 4600 ngôi chùa, 40000 ẩn thất; 260500 tăng ni. Vua Đường Vũ Tông hạ lệnh phá hủy rất nhiều chùa chiền trong nước, các tăng ni không có thực tu bị bắt phải hoàn tục, tài sản trong nhà chùa bị như tượng Phật, lư hương, chung bàn bị tịch thu và phá ra để lấy đồng mà quy đổi ra tiền, đồ dùng hành đạo bị phá hủy. Vua Đường Vũ Tông lại ra lệnh cho Thượng Đô, Đông Đô mỗi nơi chỉ giữ lại 2 ngôi chùa, mỗi chùa chỉ giữ 20 người. Các phủ Tiết độ và quan sát sứ mỗi nơi chỉ giữ lại một chùa, phân những ngôi chùa còn lại ra các đẳng: nhất đẳng 20 người rồi lại giảm còn 10 người, nhị đẳng 10 người rồi giảm xuống 7 người, tam đẳng 5 người sau đó xóa bỏ. Các chùa do Trương Bảo Cao ở Thanh Hải thuộc Tân La và người Tân La dựng lên ở Dương Châu và Sơn Đông nhà Đường cũng bị ảnh hưởng.

Năm 845, ở nhà Đường (đời vua Đường Vũ Tông) đã có 260500 tăng ni bị bắt phải hoàn tục và nộp thuế trở lại như dân thường, 4600 ngôi chùa bị phá hủy; chiêu đề, lan nhược bị hủy lên đến hơn 40000 nghìn. Tất cả những giáo sĩ người người ngoài đến nhà Đường truyền đạo phải trở về nước hết. Các tôn giáo ngoại nhập hầu như là bị xóa sổ tất cả. Các thương đoàn người Tân La ở nhà Đường không còn xây dựng chùa ở Dương Châu và Sơn Đông nữa. Trương Bảo Cao ở Thanh Hải thuộc Tân La (đời vua Tân La Văn Thánh Vương) biết tin này thì không vui.

Tiểu thơ Jung Hwa ở kinh đô Kim Thành chứng kiến vua Tân La Văn Thánh Vương bị Quốc cữu Kim Dương áp chế bấy lâu nay thì sai hộ vệ Moo Jin mang thư bí mật rời Kim Thành để đến Thanh Hải trao cho Trương Bảo Cao. Tuy nhiên Jang Dae Chi và đám thuộc hạ đã chặn giết chết Moo Jin, lấy thư đưa cho Kim Dương xem.

Những năm đầu trị vì của vua Tân La Văn Thánh Vương (840 - 845) nước Tân La được đánh dấu bằng các hoạt động thương mại giữa Tân La với cả Nhật Bản (đời Thiên hoàng Ninmyõ) và nhà Đường (đời vua Đường Vũ Tông). Điều này có được là do vai trò của Trường Bảo Cao (Jang Bogo) ở Thanh Hải trấn (Cheonghaejin) trong việc bảo đảm các tuyến vận chuyển chính. Tuy nhiên việc Trương Bảo Cao phát triển Thanh Hải trấn thành trung tâm mậu dịch lớn của Tân La suốt 17 năm qua đã bị nhiều quý tộc hàng hải nhỏ Tân La của các tầng lớp xã hội phẫn nộ vì họ đã mất lợi nhuận từ các giao dịch hàng hải tư nhân ở Thanh Hải.

Trương Bảo Cao đã hoạch định kế hoạch khi ông ta tiến hành việc kết hôn giữa con gái Di Anh của mình với vua Tân La Văn Thánh Vương. Các phe phái quý tộc tại triều đình Tân La đã chán ngấy với mưu mô của Trương Bảo Cao (một người trong tất cả các khả năng từ nguồn gốc tỉnh tối nghĩa bên ngoài trật tự quý tộc của Tân La), sau đó họ đều đồng loạt âm mưu giết chết Trương Bảo Cao.

Để thực hiện lời hứa của cha ngày xưa, vua Tân La Văn Thánh Vương muốn lấy con gái của Trương Bảo Cao làm vợ thì bị giới quý tộc (đứng đầu là Quốc cữu Kim Dương) cực lực phản đối. Lý do việc này là vì Trương Bảo Cao xuất thân là giai cấp tiện nhân (Theo Tam Quốc Sử Ký của Triều Tiên). Kim Dương và các quý tộc gây áp lực để từ chối Trương Bảo Cao về cuộc hôn nhân giữa mình với con gái của ông ấy. Sứ giả hoàng cung được phái đến Thanh Hải cự tuyệt hôn sự. Kết quả là Trương Bảo Cao ở Thanh Hải trấn bắt đầu âm mưu chống lại triều đình Tân La ở Kim Thành (Khánh Châu - Gyeongju). Thực tế là vua Tân La Văn Thánh Vương hay tầng lớp quý tộc đứng sau sự việc nổi dậy này của Trương Bảo Cao vẫn chưa rõ ràng.

Năm 846 Trương Bảo Cao ở Thanh Hải trấn bắt đầu cho tích trữ lương thảo, muốn đánh đến kinh đô Kim Thành để thảo phạt Kim Dương và đám quý tộc thao túng vua Tân La Văn Thánh Vương. Kim Dương ở Kim Thành nghe tin thì đòi Đội trưởng bảo vệ hoàng thất Yeom Jang cùng hắn đến Thanh Hải khuyên Trương Bảo Cao đừng can thiệp vào chuyện ở Kim Thành nữa. Vì muốn ở lại hoàng cung bảo vệ vua Tân La Văn Thánh Vương (thực ra muốn bảo vệ tiểu thơ Jung Hwa), Yeom Jang từ chối không đi với Kim Dương. Kim Dương đành cùng với Đội trưởng Jang Dae Chi và thủ hạ của hắn rời Kim Thành đến Thanh Hải trấn gặp Trương Bảo Cao.

Tại Thanh Hải, Quốc cữu Kim Dương buông lời cảnh cáo Đại sứ Thanh Hải trấn Trương Bảo Cao đừng kinh cử vọng trọng. Trương Bảo Cao cũng cảnh cáo lại Kim Dương rằng đừng hợp sức các quý tộc lấn át vua Tân La Văn Thánh Vương nữa. Kim Dương hỏi Trương Bảo Cao lại muốn khai chiến với Kim Thành lần nữa sao? Trương Bảo Cao tuyên bố rằng nếu an nguy của vua Tân La Văn Thánh Vương bị uy hiếp thì ông sẽ dẫn đại quân từ Thanh Hải đánh đến Kim Thành lần nữa. Kim Dương nổi giận rồi cùng Đội trưởng Jang Dae Chi dẫn thuộc hạ rời Thanh Hải về kinh đô Kim Thành. Trương Bảo Cao cho triệu tập quân đội 10000 quân, tích trữ vũ khí, lương thảo để chờ ngày nổi dậy đánh đến Kim Thành.

Kim Dương ở Kim Thành họp các thủ hạ của hắn tuyên bố rằng vì Trương Bảo Cao không chịu đình chỉ việc quấy nhiễu vua nên phải khai chiến với Thanh Hải. Sau đó Kim Dương lệnh Yeom Jang phong toả hoàng cung không cho vua Tân La Văn Thánh Vương gặp mặt các đại thần nữa. Kim Dương lại lệnh cho Đội trưởng Jang Dae Chi giam lỏng tiểu thơ Jung Hwa đang bên cạnh vua và tống giam Triệu Tương Kiến vào ngục.

Kim Dương sau đó báo cho toàn thể dân chúng tại kinh đô Kim Thành rằng Trương Bảo Cao ở Thanh Hải trấn sắp tạo phản đánh đến đây. Kim Dương còn bắt quan chép sử chép Trương Bảo Cao nổi loạn. Kim Dương báo với vua Tân La Văn Thánh Vương rằng Trương Bảo Cao đã lập nên một xứ Thanh Hải không phân biệt giai cấp tức là có ý làm phản chế độ phong kiến. Vua Tân La Văn Thánh Vương bị các quý tộc buộc phải cho Kim Dương thống lĩnh đại quân đi đánh dẹp Trương Bảo Cao ở Thanh Hải trấn.

Yeom Jang muốn cứu tiểu thơ Jung Hwa nên gặp mặt Kim Dương xin đi đàm phán với Trương Bảo Cao ngăn cản cuộc chiến này. Kim Dương tỏ ra không tin Yeom Jang. Yeom Jang nói rằng hắn sẽ giết chết Trương Bảo Cao để ngăn cuộc chiến này và muốn Kim Dương hãy bảo đảm sự an toàn của vua Tân La Văn Thánh Vương và tiểu thơ Jung Hwa. Yeom Jang sau đó chấp nhận yêu cầu của Kim Dương là làm sứ giả của triều đình Tân La đến Thanh Hải thuyết hàng Trương Bảo Cao. Kim Dương dặn thêm Yeom Jang rằng nếu không thuyết hàng được Trương Bảo Cao thì hãy giết luôn Trương Bảo Cao.

Yeom Jang trước khi lên đường thì đến từ biệt tiểu thơ Jung Hwa đang bị giam lỏng trong một ngôi nhà tại Kim Thành. Yeom Jang nói rằng hắn sắp rời Kim Thành và có thể sau này không gặp lại tiểu thơ Jung Hwa được nữa, sắp sửa giải thoát sự đau khổ và nghênh đón sự hạnh phúc đến với hắn (Yeom Jang từng nói với Jung Hwa rằng hạnh phúc của hắn là được yêu thương tiểu thơ cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng). Nói rồi Yeom Jang sai Bạch Hà bảo vệ Jung Hwa rồi mới rời Kim Thành đi Thanh Hải.

Tiểu thơ Jung Hwa ngẫm nghĩ một hồi rồi nghi Yeom Jang sắp đến chỗ chết nên mới nói như thế. Jung Hwa sau đó hỏi Bạch Hà thì biết Yeom Jang đến Thanh Hải. Sau đó Jung Hwa đòi Bạch Hà dẫn cô rời Kim Thành đến Thanh Hải trấn. Bạch Hà phải đưa Jung Hwa bí mật rời Kim Thành đi Thanh Hải. Tuy nhiên giữa đường họ bị một số binh sĩ gác cổng thành ngăn lại. Bạch Hà xông đến giết sạch đám binh sĩ đó nhưng có một tên nhanh chóng chém tiểu thơ Jung Hwa bị thương ở cánh tay trái. Bạch Hà lập tức giết ngay tên lính đó rồi đưa Jung Hwa ra bến tàu đi Thanh Hải.